AI trở thành công cụ đắc lực bảo vệ tương lai số an toàn

Đăng bởi Thanh Hoa

27/05/2025 17:39

TP.HCM đang đẩy mạnh chiến lược 1-4-1 nhằm trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ cao của Đông Nam Á. Trong lộ trình đó, an ninh mạng được xác định là yếu tố bắt buộc và nền tảng cho phát triển bền vững.

Không nằm ngoài dòng chảy đó, tại Vietnam Security Summit 2025, đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), cùng nhiều chuyên gia đầu ngành để thảo luận về chủ đề “Định hình tương lai số an toàn”. Tại đây, các chuyên gia nhấn mạnh: an toàn thông tin là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa chuyển đổi số quốc gia.

AI trở thành công cụ  hacker

Theo báo cáo mới nhất, 87% tổ chức toàn cầu đã bị tấn công mạng có yếu tố AI, đặt ra thách thức lớn cho tiến trình chuyển đổi số. Các hình thức tấn công phổ biến như deepfake, giả mạo (tăng 3.000%), khai thác lỗ hổng API (tăng 1.205%), DDoS tự động hóa (tăng 550%) và prompt injection rủi ro số 1 trong hệ thống AI LLM, đang ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.

Ông Trần Tấn Kiệt - Senior IT Security Engineer tại Yuanta Securities Vietnam nhận định: “AI đang giúp hacker tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác và tạo ra các chiến dịch tấn công quy mô lớn mà con người khó phát hiện kịp thời. Điều này khiến các mô hình phòng thủ truyền thống trở nên lỗi thời.” Vì vậy, các chuyên gia bảo mật cho rằng phòng thủ chủ động là một xu hướng tất yếu, thay vì chờ đợi sự cố xảy ra rồi mới phản ứng.

Dĩ độc trị độc: Dùng AI để phản công chính AI

Trước xu thế AI bị lạm dụng cho mục đích tấn công, nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thay đổi chiến lược: ứng dụng AI để phòng thủ chính AI. Theo báo cáo từ Ponemon Institute, 70% chuyên gia bảo mật tin rằng AI là công cụ cần thiết để phát hiện những mối đe dọa mà con người không thể theo kịp.

Ông Phan Cảnh Nhật - Giám đốc CNTT Công ty Vận Tải Dầu Khí Hải Âu cho biết: “Tôi nhận thấy sự gia tăng đáng kể về các cuộc tấn công có yếu tố AI trong 2 năm qua. Các cuộc tấn công không còn đơn thuần là mã độc hay spam, mà là các chiến dịch phức tạp có thể thay đổi chiến thuật liên tục. Nếu không ứng dụng AI để tự học và tự phòng thủ, doanh nghiệp sẽ mãi chạy sau kẻ tấn công.”

Cũng tại sự kiện Vietnam Security Summit 2025, Nguyễn Văn Tạo – Nhà sáng lập và Chủ tịch VNETWORK đã có một phiên trình bày với chủ đề "Chiến lược chống tấn công bằng AI và thực tiễn ứng dụng AI trong bảo mật Web/App/API và Email" đã tập trung vào hai mặt trận bảo mật luôn bị hacker nhắm đến nhiều nhất: hệ thống Web/App/API và Email doanh nghiệp. Những giải pháp được giới thiệu không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược, mà còn là kết quả từ hàng triệu dữ liệu thực chiến mà VNETWORK đang vận hành mỗi ngày.

VNETWORK đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình đảm bảo an toàn hệ thống

Ông chia sẻ, để giải quyết bài toán tấn công Email, nền tảng EG-Platform của VNETWORK ứng dụng AI để phân tích hành vi và ngữ cảnh để tự động phát hiện bất thường và chặn lọc, ví dụ như chuyển nội dung email nghi ngờ sang dạng hình ảnh để người dùng không thể click vào link độc hại. Năm 2024, hệ thống này đã chặn hơn 4 triệu email độc hại, bảo vệ hàng trăm tổ chức tại Việt Nam và khu vực.

Ngoài email, các hệ thống Web/App và API – nơi diễn ra các giao dịch và xử lý dữ liệu – cũng đang chịu áp lực lớn từ làn sóng tấn công tự động. Nền tảng VNIS (VNETWORK Internet Security) được là giải pháp được kiến tạo từ AI, có tác dụng chống DDoS quy mô lớn và các tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật tinh vi, với các tính năng tiêu biểu như:

- Threat Intelligence: Tự động phân tích log, cập nhật rule, tạo kịch bản phòng thủ mới sau mỗi tấn công.

- AI Threat Detection: Nhận diện hành vi truy cập nguy hiểm theo thời gian thực.

- AI Smart Load Balancing: Phân tải lưu lượng dựa vào hành vi thực tế và hiệu suất hệ thống.

Giải pháp bảo mật Web/App/API được kiến tạo từ AI

Năm 2024, VNIS ghi nhận hơn 360.000 cuộc tấn công DDoS, với cuộc tấn công lớn nhất lên tới 1,7 Tbps. “Một hệ thống bảo mật toàn diện có thêm sự hỗ trợ từ AI như hổ mọc thêm cánh, đây sẽ là nền tảng vững chắc cho hệ thống phòng thủ hiện đại, nếu được triển khai đúng cách”. - Ông Tạo nhận định.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy phòng thủ

Dựa vào lượng dữ liệu khổng lồ sau hơn một thập kỷ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công của VNETWORK và kết hợp với các nguồn báo cáo khác trên toàn cầu, các công cụ phân tích dự báo trong năm nay tỷ lệ tấn công mạng có yếu tố AI sẽ vượt 60% và DDoS tại Việt Nam sẽ vượt 400.000 cuộc và lưu lượng lớn nhất có thể lên đến hơn 2 Tbps. Ngoài ra các hệ thống SOC 24/7 tích hợp AI sẽ giảm thời gian phản ứng xuống dưới 1 phút thậm chí là gần như ngay lập tức.

Chia sẻ từ ông Nguyễn Văn Tạo, Chủ tịch VNETWORK: “Chúng ta không thể đối phó mối đe dọa mới bằng cách làm cũ. Trong một cuộc đua vũ AI đang diễn ra trên toàn cầu, các công nghệ bảo mật ứng dụng sâu AI mới đủ khả năng bảo vệ doanh nghiệp trong thời gian thực.”

Ông Tạo cũng nhấn mạnh vai trò của con người không hề bị thay thế trong mô hình này, mà AI và con người phải hợp lực để tạo nên hệ thống phòng thủ thông minh, học hỏi liên tục và phản ứng linh hoạt với các mối đe dọa không ngừng biến đổi. Với kinh nghiệm thực chiến, dữ liệu hàng triệu cuộc tấn công và nền tảng công nghệ được phát triển bài bản, VNETWORK sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình đảm bảo an toàn hệ thống toàn diện: từ bảo vệ email, chống tấn công Web/App/API cho đến hệ thống SOC 24/7 tích hợp AI.

Liên hệ với VNETWORK

- Hotline: (+84) 28 7306 8789

- Email: [email protected]

- Website: https://www.vnetwork.vn








 

Thanh Hoa
Bạn đang đọc bài viết "AI trở thành công cụ đắc lực bảo vệ tương lai số an toàn" tại chuyên mục Công nghệ số. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.info/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.