Đà Nẵng – Quảng Nam sáp nhập: Mở đường cho đô thị tích hợp quy mô lớn

Đăng bởi Thanh Hoa

22/05/2025 09:31

Với việc Quốc hội giữ cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội – du lịch và cả thị trường Bất động sản nói riêng. Đồng thời kéo theo mức độ quan tâm tăng từ 40% đến  96% tìm hiểu đầu tư vào thị trường BĐS Đà Nẵng – Quảng Nam trước khi sáp nhập.

Đà Nẵng giữ cơ chế đặc thù sau sáp nhập với tỉnh Quảng Nam

Ngày 19/5, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thay mặt Chính phủ trình Quốc hội tờ trình việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện.

Theo tờ trình Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép 5 địa phương: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Cần Thơ sau khi thực hiện sáp nhập với các tỉnh thành khác được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện tương ứng tại các địa phương trước khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Đề xuất Quốc hội giữ cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng sau khi sáp nhập thêm tỉnh Quảng Nam vào đơn vị hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện dẫn đến thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý, địa vị pháp lý, quy mô dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội... của các địa phương. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có quy định chuyển tiếp về việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp, nhằm bảo đảm tính liên tục, ổn định của quy định pháp luật trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này.

Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép 5 địa phương sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ và các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù hiện hành.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ các cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội ban hành đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, phát huy tối đa tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực tăng trưởng vượt trội cho địa phương hoặc thực hiện thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách mới cho Đà Nẵng cũng như các tỉnh, thành khác.

Mô hình BĐS phù hợp cho Đà Nẵng – Quảng Nam sau sáp nhập!?

Được biết, thời gian qua, việc sáp nhập giữa các địa phương nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư Bất động sản (BĐS). Theo dữ liệu của trang Batdongsan.com.vn, chỉ rõ mức độ quan tâm bất động sản tháng 3/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái liên quan thông tin sát nhập tỉnh, thành. Đơn cử tại Đà Nẵng và Quảng Nam, mức độ quan tâm bất động sản TP. Đà Nẵng tăng 39%, còn tại tỉnh Quảng Nam tăng 96%.

Với việc TP. Đà Nẵng giữ được cơ chế đặc thù sau khi sáp nhập thêm tỉnh Quảng Nam vào đơn vị hành chính của mình. Sẽ mở ra không gian phát triển về diện tích, đầu tư, tài chính, du lịch và cả thị trường BĐS Đà Nẵng – Quảng Nam sau khi việc sáp nhập hai địa phương hoàn tất.

Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, việc phát triển các khu đô thị tích hợp quy mô tại các đô thị thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là giải pháp chiến lược để phát triển đô thị bền vững.

Mô hình phát triển dịch vụ công nghiệp của Quảng Nam bổ trợ cho mô hình phát triển dịch vụ, du lịch của TP. Đà Nẵng

Mô hình đô thị tích hợp giúp mở rộng không gian sống, giải tỏa áp lực cho khu vực trung tâm, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về một môi trường sống hiện đại, nơi có thể “sống – làm việc – hưởng thụ” trong cùng một hệ sinh thái đô thị.

Theo đó, Đà Nẵng và Quảng Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển các khu đô thị thương mại – dịch vụ. Sau khi sáp nhập tỉnh Quảng Nam, TP. Đà có diện tích tự nhiên hơn 11.859 km2 - lớn nhất trong số 6 thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô dân số sau sáp nhập hơn 2,77 triệu người. Đà Nẵng cũng sẽ là thành phố có bờ biển dài nhất nước ta với chiều dài khoảng 200km (nếu tính luôn đường quanh bán đảo Sơn Trà) nối từ Lăng Cô tới Bình Sơn. TP. Đà Nẵng cũng sẽ có tới 2 sân bay lớn gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai (Quảng Nam). Nếu tính theo quy mô kinh tế năm 2024, Đà Nẵng mới có quy mô hơn 280.000 tỷ đồng.

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc sáp nhập thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam sẽ tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn với các lợi thế về công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. sở hữu vị trí ven biển chiến lược, dễ dàng kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và quốc tế thông qua hệ thống hạ tầng hiện đại như cao tốc, quốc lộ, sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu và tuyến đường sắt quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các cụm đô thị vệ tinh đa chức năng.

Khu đô thị tích hợp quy mô tại các đô thị thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng là xu hướng tất yếu sau sáp nhập.

Sau khi sáp nhập, cơ cấu kinh tế thiên về du lịch, dịch vụ (Đà Nẵng) và công nghiệp (Quảng Nam) sẽ bổ sung nguồn lực cho nhau phát triển và phù hợp để phát triển mô hình đô thị tích hợp. Đặc biệt, nhu cầu thực tế đến từ dân số đô thị và du lịch, khi hiện nay cả hai địa phương hiện có hơn 2,7 triệu dân, tỷ lệ đô thị hóa cao, đặc biệt tại các vùng ven như Hòa Vang, Điện Bàn, Hội An… tạo ra sức cầu lớn về nhà ở.

Những dự án Bất động sản có sản phẩm nhà ở có không gian sống chất lượng, gắn với thiên nhiên và tiện ích đầy đủ, có vị trí đô thị vệ tinh giữa Đà Nẵng – Quảng Nam, như dự án Riveria Hoi An Complex chính là hình mẫu lý tưởng, nhờ….

Theo quy hoạch định hướng phát triển vùng Đà Nẵng – Quảng Nam được xây dựng theo mô hình đô thị đa trung tâm, với các trục chức năng rõ ràng: công nghiệp, du lịch, sinh thái, đô thị thông minh. Việc di dời ga Đà Nẵng, mở rộng quỹ đất ven sông và ven biển, kết nối liên thông các đô thị, như Hội An – Điện Bàn – Tam Thanh tạo dư địa phát triển các tổ hợp đô thị tích hợp quy mô lớn.

Việc phát triển các khu đô thị thương mại, dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư ngày càng cao, mà còn tạo nên những cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại. Từ đó kéo theo dòng chảy thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, góp phần định hình diện mạo đô thị mới cho khu vực ven biển năng động bậc nhất miền Trung. Do đó, nhu cầu đầu tư vào các dự án có sổ, giá trị đầu tư thực, nằm vị trí đắc địa Riveria Hoi An Complex là lựa chọn hợp lý cho nhà đầu tư thời điểm hiện tại.

 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NAVI

Trụ sở: Tầng 6 - Số 268 đường 30/4, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Chi nhánh Hội An: 98 An Dương Vương, Điện Bàn, Quảng Nam.

Chi nhánh Bình Định: Lô NOLK-2 Khu Đô Thị An Phước, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Website: www.naviproperty.vn

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/naviproperty2023

Hotline: 0905 668 862

 

Thanh Hoa
Bạn đang đọc bài viết "Đà Nẵng – Quảng Nam sáp nhập: Mở đường cho đô thị tích hợp quy mô lớn" tại chuyên mục KINH TẾ. Cảm ơn Quý vị đã tìm hiểu những thông tin tư liệu tham khảo về: Tin tức hoạt động của VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG về Khoa học, Kỹ thuật, Hợp tác đầu tư, Dự án, Tri thức, Thời đại, Sản phẩm dịch vụ KHKT do Viện phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://kinhtevadautu.info/ theo Điều lệ Viện và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.